Nhóm Dạ Dày
![](http://vietpages.com.vn/images/vietpages.com.vn/19069.jpg)
|
Biệt dược : PEPNIC
Hoạt chất chính:
- Alpha amylase(1:800)................................. 100mg
- Papain USP.................................................... 100mg
- Simethicone USP........................................... 30mg.
NSX : INDIA
Qui cách : hộp/50 viên.
|
Chỉ định : Chán ăn, đầy hơi, trướng bụng, sôi bụng, rối loạn tiêu hóa.
Chống chỉ định : các bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm hoặc dị ứng với thuốc hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc, viêm tụy cấp, tình trạng nặng của viêm tụy cấp.
Liều lượng và cách dùng:
- Người lớn : mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần sau khi ăn.
- Nên uống thuốc cả viên, không nhai nghiền nát viên thuốc khi uống
- Trẻ em : dùng dạng bào chế khác thích hợp hơn.
Thận trọng :
Liều cao có thể gây buồn nôn, đau bụng quặn hay tiêu chảy. Bệnh nhân tăng cảm với thịt lợn, cần tránh ăn thịt lợn khi đang điều trị bằng PEPNIC.
Không biết chắc chắn rằng PEPNIC có gây hại cho thai nhi khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc có ảnh hưởng đến khả nang sinh sản hay không. Do đó chỉ dùng PEPNIC cho phụ nữ có thai khi thực sự cần thiết.
Không biết thuốc này có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Do có nhiều thuốc bài tiết qua sữa mẹ, nên thận trọng sử dụng PEPNIC để điều trị người mẹ đang cho con bú.
|
![](http://vietpages.com.vn/images/vietpages.com.vn/19068.jpg)
|
Hoạt chất : Omeprazol Capsules 20mg
Biệt dược : Omecom
NSX : Syncom – India
Qui cách : Hộp 100 viên
|
Chỉ định : Điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, viêm thực quản do trào ngược. Hội chứng Zollingger-Ellison và trong diệt tận gốc Helicobacter pylori.
Chống chỉ định: Nhạy cảm, có thai và cho con bú.
Người mang thai chỉ dùng khi tật cần thiết.
Cho con bú : chưa biết Omeprazole có tiết qua sữa hay không.
Cảnh báo : không điều trị lâu dài cho bệnh nhân loét tá tràng hay viêm thực quản bào mòn.
Cẩn trọng : Không dùng trong đau dạ dày ác tính.
Tác dụng phụ : Đau bụng, tiêu chảy và nôn có thể xảy ra.
Liều lượng và cách dùng: 20mg một lần ngày trước bữa ăn mỗi hai tuần.
- Riêng hội chứng Zollingger-Ellison : liều khác nhau ở từng cá thể. Liều bắt đầu 60mg một lần một ngày. Liều có thể lên đến 90mg hai lần ngày
|
![](http://vietpages.com.vn/images/vietpages.com.vn/19067.bmp)
|
Hoạt Chất: Rabeprazole 20mg
Biệt dược: DUPRAZ
NSX: India
Qui cách: H/100 Viên
|
MÔ TẢ:
DUPRAZ, viên nang tan trong ruột chứa Rabeprazole natri, có tác dụng ức chế bài tiết acid dịch vị. Rabeprazole natri có công thức hóa học: 2-[[4-(3-methoxypropoxy)-3-methyl-2-pyridinyl] sulfinyl]-1H-benzimidazole dưới dạng muối natri. Công thức tổng quát C18H20N3NaO3S, khối lượng phân tử 381,43.
Mỗi viên nang chứa:
-Rabeprazole natri 20 mg
(dưới dạng vi nang tan trong ruột)
-Tá dược: Oxit sắt đỏ, oxit sắt đen, Titan dioxit, Hypromellose, Copolymer axit methacrylic, Macrogol, Povidone, Bột Talc tinh khiết, Magie Carbonate nhẹ, Natri Hydroxit.
Đặc tính dược lực:
Rabeprazole thuộc nhóm các hợp chất kháng bài tiết (dẫn chất benzimidazole ức chế bơm proton), không có tác dụng kháng histamine tại thụ thể H2 hay kháng cholinergic, nhưng ngăn cản bài tiết acid dạ dày do ức chế men H+, K+ATPase tại tế bào thành dạ dày. Những enzyme này được xem là bơm proton trong tế bào thành, cho nên Rabeprazole được xem như là tác nhân ức chế bơm proton. Rabeprazole ngăn chặn giai đoạn cuối cùng của quá trình tiết acid dạ dày. Trong những tế bào thành dạ dày, Rabeprazole được nhận thêm một proton, tích lũy và được chuyển thành dạng sulfonamide hoạt tính.
Được động học:
* Khi dùng liều 20 mg Rabeprazole, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 2,0 –5,0 giờ. Không có sự tích lũy đáng kể khi dùng liều 10 mg – 40 mg trong vòng 24 giờ, dược động học của Rabeprazole không thay đổi bởi liều cao.
* Thời gian bán thải huyết tương là 1-2 giờ. Rabeprazole được phát hiện trong huyết tương sau 1 giờ dùng bằng đường uống với liều 20 mg.
* Sinh khả dụng tuyệt đối của viên nang Rabeprazole dạng uống khoảng 52%. 93% Rabeprazole gắn kết với protein huyết tương.
* Rabeprazole được chuyển hóa mạnh, dạng chuyển hoá chính được phát hiện trong huyết tương là thioete và sulphone. Không thấy hoạt tính ức chế bài tiết ở những dạng chuyển hoá này. Các thử nghiệm In vitro cho thấy Rabeprazole được chuyển hoá chủ yếu qua gan, do cytochrome P450 3A (dạng sulphone) và 2C19 (desmethyl Rabeprazole). 90% lượng thuốc thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng thioeter carboxylic acid, dạng liên kết glucuronide và dạng chuyển hóa mercapturic acid.
* Rabeprazole cho tác dụng kháng tiết trong vòng 1 giờ sau khi dùng liều uống 20 mg. Tác dụng ức chế trung bình của Rabeprazole trên tính acid của dạ dày trong vòng 24h bằng 88% mức tối đa sau khi dùng liều đơn. So với giả dược, Rabeprazole 20 mg ức chế sự bài tiết acid do kích thích bởi bữa ăn bình thường và bữa ăn peptone tương ứng là 86% và 95%, và làm tăng tỷ lệ phần trăm của khoảng thời gian trong 24 giờ mà dạ dày có pH>3 từ 10% lên 65%. Tác động dược lực kéo dài này so với thời gian bán thải ngắn của thuốc (1-2 giờ) cho thấy tác động ức chế kéo dài trên H+, K+ATPase.
Các trường hợp đặc biệt:
* Tuổi tác: Báo cáo trong các nghiên cứu lâm sàng trên những người lớn tuổi khoẻ mạnh cho thấy giá trị AUC tăng gần gấp đôi và Cmax tăng 60% khi so sánh với nhóm trẻ tuổi. Không có bằng chứng về sự tích lũy thuốc khi dùng liều 1 lần/ngày.
* Trẻ em: chưa có nghiên cứu về dược động học của Rabeprazole trên trẻ em.
* Giới tính và chủng tộc: Nghiên cứu phân tích trọng lượng và hình thể cho thấy không có sự khác biệt về dược động học ở những người tình nguyện nam và nữ.
* Bệnh thận: Không có những khác biệt lâm sàng đáng kể nào về dược động học của Rabeprazole giữa những người tình nguyện khỏe mạnh và bệnh nhân thẩm phân máu.
* Bệnh gan: Số liệu báo cáo từ thử nghiệm lâm sàng với liều đơn cho thấy giá trị AUC và thời gian bán thải tăng gấp đôi ở những bệnh nhân xơ gan nhẹ đến trung bình so với người tình nguyện khỏe mạnh. Không có thông tin trên bệnh nhân suy gan nặng.
Chỉ định:
* Điều trị viêm loét do hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) :
Rabeprazole được chỉ định điều trị ngắn hạn (từ 4-8 tuần) làm lành và giảm triệu chứng loét do trào ngược dạ dày, thực quản
* Điều trị duy trì chứng viêm loét do trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) :
Rabeprazole được chỉ định điều trị duy trì giúp làm lành và làm giảm tỷ lệ tái phát những triệu chứng bỏng rát ở bệnh nhân viêm loét do trào ngược dạ dày, thực quản.
* Điều trị loét dạ dày, tá tràng đặc biệt là các trường hợp có sự hiện diện của H. pylori:
Rabeprazole được chỉ định điều trị ngắn hạn (trong 4 tuần) nhằm làm lành và giảm triệu chứng loét dạ dày tá tràng. Hầu hết bệnh nhân đều đạt kết quả điều trị trong vòng 4 tuần.
* Điều trị dài hạn chứng tăng tiết bệnh lý bao gồm hội chứng Zollinger- Ellison Chống chỉ định: Chống chỉ định ở bệnh nhân mẫn cảm với Rabeprazole, các dẫn chất benzimidazole hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng:
* Thận trọng chung
o Các đáp ứng điều trị với Rabeprazole không ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối u ở dạ dày. Vì thế cần loại trừ khả năng có ung thư trước khi sử dụng thuốc.
o Có thể xảy ra suy gan nặng, phỏng rộp trên da, đỏ da. Ngưng sử dụng thuốc khi có sự tái phát của các tổn thương trên da.
o Không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em.
* Phụ nữ mang thai và cho con bú
o Chưa có những nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật không thể giúp tiên đoán chính xác ở người, vì thế chỉ sử dụng thuốc này cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết.
o Vì rất nhiều thuốc được bài tiết qua sữa mẹ và có nhiều nguy cơ xảy ra tác dụng phụ trên nhũ nhi do Rabeprazone cho nên cần quyết định ngưng sử dụng thuốc hoặc ngưng cho con bú tùy thuộc vào mức độ quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
* Sử dụng cho trẻ em: Tác dụng và mức độ an toàn của thuốc trên trẻ em chưa được xác định.
* Sử dụng cho người lớn tuổi: Không có sự khác biệt về mức độ an toàn và tính hữu hiệu giữa bệnh nhân lớn tuổi và người trẻ tuổi.
Liều lượng:
DUPRAZ nên được sử dụng trước bữa ăn.
* Điều trị viêm loét do trào ngược dạ dày-thực quản: Liều khuyến cáo cho người lớn: 20 mg Rabeprazole/ngày trong 4-8 tuần.
* Điều trị duy trì viêm loét do trào ngược dạ dày-thực quản: 20 Rabeprazole/ngày.
* Điều trị loét dạ dày, tá tràng đặc biệt là các trường hợp có sự hiện diện của H. pylori: Liều khuyến cáo cho người lớn là 20 mg Rabeprazole/ngày sau bữa ăn sáng trong 4 tuần. Hầu hết bệnh nhân đều đạt kết quả sau 4 tuần.
* Điều trị chứng tăng tiết bệnh lý, bao gồm hội chứng Zollinger-Ellison: Liều dùng khác nhau ở mỗi bệnh nhân.
o Liều khởi đầu khuyến cáo cho người lớn là 60mg/lần/ngày. Liều dùng nên được điều chỉnh tùy theo nhu cầu của mỗi bệnh nhân và dùng liên tục trong khoảng thời gian tùy theo yêu cầu điều trị. Liều dùng có thể lên đến 60 mg x 2 lần/ngày và 100mg/lần/ngày.
o Không cần điều chỉnh liều ở người lớn tuổi, bệnh nhân suy thận và bệnh nhân suy gan từ nhẹ đến trung bình. Ở bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình, tác động của Rabeprazone tăng và thải trừ giảm. Do chưa có đủ thông tin lâm sàng về Rabeprazole trên bệnh nhân suy thận nặng, cần thận trọng trên những đối tượng này.
* Nên uống nguyên viên nang DUPRAZ, không được nhai, nghiền hay cắt viên thuốc trước khi uống.
Cách sử dụng:
Nên uống nguyên viên nang DUPRAZ, không được nhai, nghiền hay cắt viên thuốc trước khi uống.
Tác dụng phụ:
* Tác dụng phụ xảy ra ở mức độ từ nhẹ đến trung bình bao gồm khó chịu, tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rộp ở da, nhức đầu và chóng mặt.
* Bất thường trong các xét nghiệm (tăng men gan, LDH và ure máu) và tỷ lệ ngưng sử dụng thuốc xảy ra khi sử dụng Rabeprazole tương đương với các tác nhân so sánh khác.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc:
* Rabeprazole được chuyển hóa qua hệ thống enzyme chuyển hóa thuốc cytochrome P450 (CYP450) nhưng không có tương tác lâm sàng nào đáng kể với các thuốc khác chuyển hóa qua hệ thống CYP450 như warfarin, theophylline, diazepam và phenytoin.
* Rabeprazole cho tác động ức chế bài tiết acid dạ dày kéo dài, vì thế có thể xảy ra tương tác với những thuốc mà mức độ hấp thu lệ thuộc vào pH dạ dày như ketoconazole (giảm 33%). Vì thế bệnh nhân cần được theo dõi kỹ khi sử dụng chung Rabeprazole với các thuốc này.
* Sử dụng chung Rabeprazole và các thuốc kháng acid không làm thay đổi nồng độ Rabeprazole trong huyết tương.
Quá liều & điều trị:
Không có trường hợp quá liều Rabeprazole nào được báo cáo. Bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger-Ellison đã được điều trị với liều lên đến 120 mg/ lần/ngày. Không có chất đối kháng đặc hiệu. Rabeprazole gắn kết mạnh với protein huyết tương nên không thể thẩm phân. Trong trường hợp quá liều, nên điều trị nâng đỡ và triệu chứng. Chú ý đề phòng: * Để xa tầm tay trẻ em
* Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
* Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ
* Thuốc này chỉ dùng theo đơn của thầy thuốc
Bảo quản:
Bảo quản dưới 250C, tránh ánh sáng & ẩm.
Đóng gói:
10 viên/vỉ, 10 vỉ/hộp
Hạn sử dụng:
|
![](http://vietpages.com.vn/images/vietpages.com.vn/19066.bmp)
|
Hoạt Chất: Ranitidine 300mg
Biệt dược: RANITIDIN
NSX: India
Qui cách: H/100 Viên
|
Dược lực :
Dudine chứa ranitidin (C13H22N4O3S)-hoạt chất đối kháng thụ thể histamin H2 có tính chọn lọc cao và ức chế tiết acid dịch vị mạnh. Dudine ức chế sự tiết acid của tế bào viền do tác động kích thích của histamin, pentagastrin và các chất gây tiết khác. Trên cơ sở khối lượng, ranitidin mạnh hơn cimetidin trong khoảng từ 4-9 lần. Tác động ức chế này phụ thuộc vào liều lượng, đáp ứng tối đa đạt được với liều uống 150mg. Sự tiết pepsin cũng bị ức chế tuy nhiên sự tiết niêm dịch dạ dày không bị ảnh hưởng.
Dược động học :
Ranitidin hấp thu nhanh chóng sau khi uống. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được trong vòng 2-3 giờ. Thời gian bán hủy khoảng 2-3 giờ và thời gian hoạt động từ 8-12 giờ. Nồng độ trong huyết tương không bị ảnh hưởng đáng kể khi có thức ăn ở dạ dày. Ranitidin được chuyển hoá ở gan tạo ra 3 chất chuyển hoá chính là N-oxyde và phần nhỏ hơn là S-oxyde và demethyl-ranitidin.
Thuốc đào thải chủ yếu qua nước tiểu (tỷ lệ đào thải trong nước tiểu của ranitidin dạng tự do và chuyển hoá trong 24 giờ sau khi uống một liều 100mg là vào khoảng 33%). Trên bệnh nhân suy thận, thời gian bán hủy tăng lên từ 8-10 giờ, tạo ra sự tích luỹ thuốc.
Có mối tương quan tuyến tính giữa liều lượng và tác dụng ức chế tiết acid dạ dày. Trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, uống 150 mg ranitidin mỗi 12 giờ có tác dụng giảm đáng kể hoạt tính ion H+ trung bình trong 24 giờ đến 69% và lượng acid dạ dày vào ban đêm đến 90%. Nồng độ hữu hiệu trong máu của ranitidin duy trì qua 2 giờ với liều đơn duy nhất 300mg hay 150mg hai lần mỗi ngày. Mặt khác tính theo độ acid trong 24 giờ và lượng acid tiết ra ban đêm, 150mg ranitidin dùng hai lần mỗi ngày ưu việt hơn 200mg cimetidin ba lần mỗi ngày và 400mg vào buổi tối (với p < 0,001 và 0,05 tương ứng).
Tác dụng :
Ranitidin là thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin. Ranitidin ức chế cạnh tranh với thụ thể H2 của vách tế bào vách, làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin hoặc pentagastrin.
Ranitidin có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn cimetidin nhưng tác dụng không mong muốn lại ít hơn.
Chỉ định :
Viêm loét dạ dày-tá tràng lành tính, viêm loét dạ dày tá tràng do các thuốc kháng viêm, loét sau phẫu thuật, viêm thực quản trào ngược, hội chứng Zollinger-Ellison.
Chống chỉ định :
Quá mẫn với ranitidin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng lúc dùng :
Giống như các thuốc kháng histamin H2 khác, cần loại trừ khả năng loét ác tính trước khi bắt đầu điều trị với Dudine.
Ranitidin được đào thải qua thận, khi suy thận nồng độ ranitidin trong huyết tương gia tăng và kéo dài. Do đó, cần giảm một nửa liều trên các bệnh nhân suy thận.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Mặc dù ranitidin không làm giảm khả năng sinh sản cũng như nguy hại đến thai nhi trên các mô hình thực nghiệm ở chuột cống và thỏ. Tuy nhiên, nên cân nhắc và thận trọng khi sử dụng Dudine trong các trường hợp cần giảm tiết acid dịch vị ở phụ nữ có thai. Ranitidin tiết qua sữa nhưng ý nghĩa lâm sàng vẫn chưa được khảo sát đầy đủ.
Tương tác thuốc :
Thuốc kháng acid làm giảm độ hấp thu của thuốc. Ranitidine làm thay đổi sinh khả dụng của nifedipine, metoprolol, glipizid, cefuroxim, ketoconazol, dihydropyridin.
Tác dụng phụ:
Nhức đầu, chóng mặt xuất hiện ở một số ít bệnh nhân được điều trị bằng Dudine.
Ðã có báo cáo về một vài trường hợp gia tăng men gan nhưng đã trở về tình trạng bình thường trong cả hai trường hợp tiếp tục trị liệu hay ngưng thuốc. Các trường hợp viêm gan hiếm khi xảy ra cũng đã được báo cáo nhưng chỉ thoáng qua và không xác định được mối liên hệ nhân quả với việc sử dụng thuốc.
Hiện tượng giảm bạch cầu và tiểu cầu, hiếm khi xảy ra và hồi phục hoàn toàn khi ngừng thuốc. Các xét nghiệm huyết học và trên thận không cho thấy bất thường nào liên quan đến thuốc.
Hiện tượng dị ứng như mày đay, phù mạch thần kinh... có thể gặp khi sử dụng ranitidin ở một số cơ địa đặc biệt. Tuy nhiên hiện tượng này hiếm khi xuất hiện khi dùng raniridin dạng bào chế dùng đường uống.
Trên người tình nguyện sử dụng ranitidin, không có báo cáo về ảnh hưởng đáng kể trên đường tiêu hoá hay hệ thần kinh trung ương. Mặt khác, nhịp tim, huyết áp, điện tâm đồ, điện não đồ không bị ảnh hưởng nhiều khi dùng ranitidin đường uống.
Trên người tình nguyện khoẻ mạnh và bệnh nhân, ranitidin không ảnh hưởng đến nồng độ trong huyết tương của các nội tiết tố: cortisol, testosteron, oestrogen, GH, FSH, LH, TSH, aldosteron hay gastrin cũng như hoạt động của trục hạ đồi tuyến yên-tinh hoàn, buồng trứng hay thượng thận với liều điều trị 150 mg ranitidin hai lần mỗi ngày đến 6 tuần.
Liều lượng :
Với người lớn: liều thông thường uống một viên 150mg hai lần mỗi ngày, uống vào buổi sáng và buổi chiều hoặc 1 liều duy nhất 300mg (2 viên 150mg hoặc 1 viên 300mg) trước khi đi ngủ. Ðiều trị duy trì với liều 1 viên 150 mg trước khi đi ngủ được khuyến cáo cho bệnh nhân đáp ứng với điều trị ngắn hạn, đặc biệt ở người có tiền sử loét tái phát. Thông thường, ở các trường hợp viêm loét dạ dày - tá tràng lành tính và loét sau phẫu thuật, vết loét được làm lành sau 4-6 tuần điều trị. Không cần thiết tính thời gian dùng thuốc liên quan tới bữa ăn vì thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc. Trong điều trị viêm thực quản trào ngược, liều khuyến cáo là 1 viên 150mg hai lần mỗi ngày đến tối đa 8 tuần. Trong hội chứng Zollinger-Ellinson, liều bắt đầu là 150 mg ba lần mỗi ngày và có thể tăng nếu cần thiết. Theo y văn, bệnh nhân bị hội chứng này đã được cho các liều gia tăng đến tối đa 6g/24 giờ và được dung nạp tốt.
Trẻ em: kinh nghiệm sử dụng viên nén ranitidin còn giới hạn và chưa được khảo sát đầy đủ trên các nghiên cứu lâm sàng. Vì vậy, nên hạn chế và thận trọng khi sử dụng Dudine ở trẻ em.
Qúa liều :
Hầu như không có vấn đề gì đặc biệt khi dùng quá liều ranitidin. Trường hợp dùng viên sủi bọt cần quan tâm đến nồng độ natri. Do không có thuốc giải độc đặc hiệu nên cần điều trị hỗ trợ và triệu chứng như sau:
Giải quyết co giật: dùng diazepam tĩnh mạch.
Giải quyết chậm nhịp tim: tiêm atropin.
|
![](http://vietpages.com.vn/images/vietpages.com.vn/19065.bmp)
|
Hoạt Chất: Omeprazole 20mg
Biệt dược: OMEPRAZOLE
NSX: India
Qui cách: H/100 Viên
|
1. Công thức:
Mỗi viên nang chứa hoàn pellet bao tan trong ruột:
Omeprazole 20mg
2. Tính chất:
- Omeprazole là chất ức chế đặc hiệu bơm proton H + K + ATPase (Hydrogen - potassium Adenosine Triphosphatas) của tế bào thành dạ dày_ giai đoạn cuối của sự tiết acid. Liều duy nhất Omeprazole 20mg / ngày ức chế nhanh sự tiết dịch vị do bất kỳ tác nhân kích thích nào.Omeprazole gây giảm lâu dài acid dạ dày, nhưng có hồi phục.
- Omeprazole không tác dụng trên thụ thể acetylcholin hoặc histamin, nên tính chọn lọc rất cao.
- Kiểm tra nội soi, tỉ lệ thành sẹo của loét tá tràng đạt 65% sau 2 tuần điều trị và 95% sau 4 tuần.
- Omeprazole bị huỷ ở môi trường acid, nên thuốc được làm dạng viên bao không tan ở dạ dày, chỉ hấp thụ ở tá tràng, ruột non. Thức ăn không ảnh hưởng trên sinh khả dụng của thuốc khi dùng đồng thời.
3. Chỉ định:
- Loét tá tràng, loét dạ dày tiến triển.
- Viêm thực quản do hồi lưu dạ dày - thực quản. Hội chứng Zollinger - Ellison.
4. Chống chỉ định:
Tăng cảm với thuốc.
5. Thận trọng:
- Bội nhiễm vi khuẩn trong dạ dày_ruột, do giảm thể tích và lượng acid dịch vị.
- Không nên điều trị dài ngày, vì tính an toàn về khả năng sinh ung bướu chưa được kiểm chứng đầy đủ.
- Phải kiểm tra tình trạng lành tính vết loét dạ dày trước khi điều trị.
- Theo dõi và giảm liều khi dùng cùng: Diazepam, phenytoin, theophylin, các kháng vitamin K.
- Thai nghén - cho con bú: không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai (Đặc biệt 3 tháng đầu ), ngoại trừ trường hợp rất cần thiết.
6. Tác dụng phụ:
Thuốc dung nạp tốt.
- Buồn nôn, nhức đầu, đầy hơi và táo bón rất hiếm. Thỉnh thoảng có ban da, nhưng biểu hiện này thường nhẹ và chóng hết.
7. Tương tác thuốc:
- Diazepam, phenytoin và warfarin vì cùng chuyển hoá qua gan.
- Các thuốc bọc niêm mạc: (magnesi hydroxid, aluminum hydroxid) nên uống xa khoảng 2 giờ khi dùng Omeprazole.
8. Cách dùng và liều lượng:
- Loét dạ dày- tá tràng tiến triển: 20mg/ ngày, trong 4 - 8 tuần.
- Hội chứng Zollinger Ellison:
Khởi đầu 60mg x 1 lần/ ngày, điều chỉnh tuỳ từng cá thể , và theo tiến triển bệnh. Những liều dùng > 80mg/ ngày phải được chia làm 2 lần.
- Viêm thực quản do hồi lưu : 20 mg/ ngày, trong 4-8 tuần .
9. Trình bày:
Viên nang 20mg Omeprazole. Hộp / 1lọ 14 viên.
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Hộp 25 vỉ x 4 viên.
|
![](http://vietpages.com.vn/images/vietpages.com.vn/19064.bmp)
|
Hoạt Chất: Lansoprazole 30
Biệt dược: SYNPRAZ 30
NSX: India
Qui cách: H/30 Viên
|
Dược lực :
Lansoprazole là thuốc ức chế tiết acid mạnh do ức chế hoạt động men H+,K+ ATPase trong tế bào thành của niêm mạc dạ dày và giữ một vai trò quan trọng như bơm proton.Trên lâm sàng, Lansoprazole đạt được tỷ lệ chữa lành nhanh và cao chống loét dạ dày và loét tá tràng. Sự hữu dụng của thuốc đã được chứng minh. Ngoài ra thuốc còn được chứng minh có tác dụng trong điều trị viêm thực quản trào ngược và hội chứng Zollinger-Ellison.
Dược động học :
- Hấp thu: Lansoprazole hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, nhưng thay đổi tuỳ thuộc theo liều dùng và pH dạ dày. Sinh khả dụng theo đường uống có thể tới 70% nếu dùng lặp lại.
- Phân bố: Thuốc gắn mạnh vào protein huyết tương.
- Chuyển hoá: Thuốc chuyển hoá qua gan.
- Thải trừ: Lansoprazol thải trừ qua thận 80%, thời gian bán thải khoảng 30-90 phút
Tác dụng :
Lansoprazol ức chế H+/K+ - ATPase. Thuốc ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơmproton do tác dụng chon lọc trên tế bào thành dạ dày nên thuốc tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các thuốc khác. Tỷ lệ liền sẹo( làm lành vết loét) có thể đạt 95% sau 8 tuần điều trị.
Thuốc ít ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị, sự bài tiết pepsin, yếu tố nội dạ dày và sự co bóp dạ dày.
Chỉ định :
Loét dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản trào ngược và hội chứng Zollinger-Ellison.
Chống chỉ định :
Mẫn cảm với thuốc.
Loét dạ dày ác tính.
Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú.
Thận trọng lúc dùng :
Trong khi điều trị, theo dõi kỹ tình trạng bệnh. Không nên dùng Lansoprazole trong điều trị duy trì nếu chưa đủ kinh nghiệm về sữ dụng thuốc lâu dài. Lansoprazole nên thân trọng với các bệnh nhân sau: bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với thuốc, rối loạn chức năng gan, bệnh nhân lớn tuổi.
Sử dụng cho trẻ em:
Sự an toàn của Lansoprazole cho trẻ em đến nay vẫn chưa xác định (những thực nghiệm lâm sàng này vẫn còn ít).
Sử dụng cho người già: Bởi vì sự bài tiết acid dịch vị và những chức năng sinh lý khác đã giảm ở người già, do đó nên sử dụng Lansoprazole một cách thận trọng.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Ở chuột, nồng độ lansoprazol trong huyết thanh phôi thai cao hơn ở chuột mẹ. Ở thỏ (liều uống 30mg/kg ) làm tăng tỷ lệ tử vong phôi thai. Do đó, không nên dùng Lansoprazole cho phụ nữ mang thai và nghi ngờ có thai, trừ khi thật sự có ích. Ðã có báo cáo trên thử nghiệm ở động vật cho biết lansoprazole được tiết qua sữa mẹ. Do đó, nên tránh sử dụng cho người mẹ trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và phải ngừng cho con bú.
Tương tác thuốc :
Ðã có báo cáo cho thấy lansoprazole làm chậm chuyển hóa và bài tiết của diazepam và phenytoin.
Tác dụng phụ:
Quá mẫn: Phát ban và ngứa thỉnh thoảng có thể xuất hiện. Trong trường hợp này, nên ngừng sử dụng lansoprazole.
Gan: Bởi vì sự gia tăng SGOT, SGPT, Phosphatase-kiềm, LDH hoặc G-GTP xảy ra không thường xuyên, nên theo dõi chặt chẽ. Nếu xuất hiện những bất thường nên ngừng sử dụng lansoprazole.
Máu: thiếu máu, giảm bạch cầu, hoặc tăng bạch cầu ưa acid có thể xảy ra không thường xuyên, giảm tiểu cầu hiếm khi xuất hiện.
Hệ tiêu hóa: Thỉnh thoảng có thể gặp táo bón, tiêu chảy, khô miệng hoặc trướng bụng.
Tâm thần kinh: Nhức đầu, buồn ngủ có thể xảy ra không thường xuyên. Mất ngủ và chóng mặt hiếm khi gặp.
Những tác dụng phụ khác: Sốt hoặc tăng cholesterol toàn phần và acid uric đôi khi xảy ra.
Liều lượng :
Liều thông thường cho người lớn: một viên nang (30mg) uống một lần/ngày.
Loét tá tràng: 30mg một lần /ngày trong 4 tuần.
Loét dạ dày: 30mg một lần /ngày trong 8 tuần.
Viêm thực quản trào ngược: 30mg một ngày trong 4- 8 tuần.
Hội chứng Zollinger-Ellison: liều dùng nên điều chỉnh theo dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân.
|
![](http://vietpages.com.vn/images/vietpages.com.vn/19063.bmp)
|
Hoạt Chất: Pantoprazole 40mg
Biệt dược: RYPANTA
NSX: India
Qui cách: H/30 Viên
|
Chỉ định:
- Loét dạ dày, loét tá tràng.
- Viêm thực quản trào ngược, bệnh lý tăng tiết acid.
- Phối hợp với kháng sinh để loại trừ nhiễm Helicobacter pylori.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với thành phần thuốc. Trẻ < 18 tuổi.
Tương tác thuốc:
Các thuốc phụ thuộc vào độ pH acid dịch vị như: ketoconazole.
Tác dụng phụ:
Nhức đầu, tiêu chảy & đau bụng.
Chú ý đề phòng:
- Phải loại trừ nguy cơ ác tính trước khi điều trị.
- Suy gan nặng, phụ nữ có thai & cho con bú.
Liều lượng:
- Uống nguyên viên: Loét dạ dày tá tràng 40 mg/ngày x 4-8 tuần.
- Viêm thực quản trào ngược 40 mg/ngày x 8 tuần.
- Sau 8 tuần, nếu không lành loét cần dùng thêm 8 tuần nữa
|
![](http://vietpages.com.vn/images/vietpages.com.vn/19062.bmp)
|
Hoạt Chất: Pantoprazole 40mg
Biệt dược: PANZOTAX
NSX: India
Qui cách: H/30 Viên
|
Chỉ định:
- Loét dạ dày, loét tá tràng.
- Viêm thực quản trào ngược, bệnh lý tăng tiết acid.
- Phối hợp với kháng sinh để loại trừ nhiễm Helicobacter pylori
Chống chỉ định:
Quá mẫn với thành phần thuốc. Trẻ < 18 tuổi.
Tương tác thuốc:
Các thuốc phụ thuộc vào độ pH acid dịch vị như: ketoconazole.
Tác dụng phụ:
Nhức đầu, tiêu chảy & đau bụng.
Chú ý đề phòng:
- Phải loại trừ nguy cơ ác tính trước khi điều trị.
- Suy gan nặng, phụ nữ có thai & cho con bú.
Liều lượng:
- Uống nguyên viên: Loét dạ dày tá tràng 40 mg/ngày x 4-8 tuần.
- Viêm thực quản trào ngược 40 mg/ngày x 8 tuần.
- Sau 8 tuần, nếu không lành loét cần dùng thêm 8 tuần nữa.
|
![](http://vietpages.com.vn/images/vietpages.com.vn/19061.bmp)
|
Hoạt Chất: Rabeprazole 20mg
Biệt dược: RABZIX
NSX: India
Qui cách: H/30 Viên
|
RABZIX , viên nang tan trong ruột chứa Rabeprazole natri, có tác dụng ức chế bài tiết acid dịch vị. Rabeprazole natri có công thức hóa học: 2-[[4-(3-methoxypropoxy)-3-methyl-2-pyridinyl] sulfinyl]-1H-benzimidazole dưới dạng muối natri. Công thức tổng quát C18H20N3NaO3S, khối lượng phân tử 381,43.
Mỗi viên nang chứa:
-Rabeprazole natri 20 mg
(dưới dạng vi nang tan trong ruột)
-Tá dược: Oxit sắt đỏ, oxit sắt đen, Titan dioxit, Hypromellose, Copolymer axit methacrylic, Macrogol, Povidone, Bột Talc tinh khiết, Magie Carbonate nhẹ, Natri Hydroxit.
Đặc tính dược lực:
Rabeprazole thuộc nhóm các hợp chất kháng bài tiết (dẫn chất benzimidazole ức chế bơm proton), không có tác dụng kháng histamine tại thụ thể H2 hay kháng cholinergic, nhưng ngăn cản bài tiết acid dạ dày do ức chế men H+, K+ATPase tại tế bào thành dạ dày. Những enzyme này được xem là bơm proton trong tế bào thành, cho nên Rabeprazole được xem như là tác nhân ức chế bơm proton. Rabeprazole ngăn chặn giai đoạn cuối cùng của quá trình tiết acid dạ dày. Trong những tế bào thành dạ dày, Rabeprazole được nhận thêm một proton, tích lũy và được chuyển thành dạng sulfonamide hoạt tính.
Được động học:
* Khi dùng liều 20 mg Rabeprazole, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 2,0 –5,0 giờ. Không có sự tích lũy đáng kể khi dùng liều 10 mg – 40 mg trong vòng 24 giờ, dược động học của Rabeprazole không thay đổi bởi liều cao.
* Thời gian bán thải huyết tương là 1-2 giờ. Rabeprazole được phát hiện trong huyết tương sau 1 giờ dùng bằng đường uống với liều 20 mg.
* Sinh khả dụng tuyệt đối của viên nang Rabeprazole dạng uống khoảng 52%. 93% Rabeprazole gắn kết với protein huyết tương.
* Rabeprazole được chuyển hóa mạnh, dạng chuyển hoá chính được phát hiện trong huyết tương là thioete và sulphone. Không thấy hoạt tính ức chế bài tiết ở những dạng chuyển hoá này. Các thử nghiệm In vitro cho thấy Rabeprazole được chuyển hoá chủ yếu qua gan, do cytochrome P450 3A (dạng sulphone) và 2C19 (desmethyl Rabeprazole). 90% lượng thuốc thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng thioeter carboxylic acid, dạng liên kết glucuronide và dạng chuyển hóa mercapturic acid.
* Rabeprazole cho tác dụng kháng tiết trong vòng 1 giờ sau khi dùng liều uống 20 mg. Tác dụng ức chế trung bình của Rabeprazole trên tính acid của dạ dày trong vòng 24h bằng 88% mức tối đa sau khi dùng liều đơn. So với giả dược, Rabeprazole 20 mg ức chế sự bài tiết acid do kích thích bởi bữa ăn bình thường và bữa ăn peptone tương ứng là 86% và 95%, và làm tăng tỷ lệ phần trăm của khoảng thời gian trong 24 giờ mà dạ dày có pH>3 từ 10% lên 65%. Tác động dược lực kéo dài này so với thời gian bán thải ngắn của thuốc (1-2 giờ) cho thấy tác động ức chế kéo dài trên H+, K+ATPase.
Các trường hợp đặc biệt:
* Tuổi tác: Báo cáo trong các nghiên cứu lâm sàng trên những người lớn tuổi khoẻ mạnh cho thấy giá trị AUC tăng gần gấp đôi và Cmax tăng 60% khi so sánh với nhóm trẻ tuổi. Không có bằng chứng về sự tích lũy thuốc khi dùng liều 1 lần/ngày.
* Trẻ em: chưa có nghiên cứu về dược động học của Rabeprazole trên trẻ em.
* Giới tính và chủng tộc: Nghiên cứu phân tích trọng lượng và hình thể cho thấy không có sự khác biệt về dược động học ở những người tình nguyện nam và nữ.
* Bệnh thận: Không có những khác biệt lâm sàng đáng kể nào về dược động học của Rabeprazole giữa những người tình nguyện khỏe mạnh và bệnh nhân thẩm phân máu.
* Bệnh gan: Số liệu báo cáo từ thử nghiệm lâm sàng với liều đơn cho thấy giá trị AUC và thời gian bán thải tăng gấp đôi ở những bệnh nhân xơ gan nhẹ đến trung bình so với người tình nguyện khỏe mạnh. Không có thông tin trên bệnh nhân suy gan nặng.
Chỉ định:
* Điều trị viêm loét do hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) :
Rabeprazole được chỉ định điều trị ngắn hạn (từ 4-8 tuần) làm lành và giảm triệu chứng loét do trào ngược dạ dày, thực quản
* Điều trị duy trì chứng viêm loét do trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) :
Rabeprazole được chỉ định điều trị duy trì giúp làm lành và làm giảm tỷ lệ tái phát những triệu chứng bỏng rát ở bệnh nhân viêm loét do trào ngược dạ dày, thực quản.
* Điều trị loét dạ dày, tá tràng đặc biệt là các trường hợp có sự hiện diện của H. pylori:
Rabeprazole được chỉ định điều trị ngắn hạn (trong 4 tuần) nhằm làm lành và giảm triệu chứng loét dạ dày tá tràng. Hầu hết bệnh nhân đều đạt kết quả điều trị trong vòng 4 tuần.
* Điều trị dài hạn chứng tăng tiết bệnh lý bao gồm hội chứng Zollinger- Ellison
Chống chỉ định:
Chống chỉ định ở bệnh nhân mẫn cảm với Rabeprazole, các dẫn chất benzimidazole hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng:
* Thận trọng chung
o Các đáp ứng điều trị với Rabeprazole không ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối u ở dạ dày. Vì thế cần loại trừ khả năng có ung thư trước khi sử dụng thuốc.
o Có thể xảy ra suy gan nặng, phỏng rộp trên da, đỏ da. Ngưng sử dụng thuốc khi có sự tái phát của các tổn thương trên da.
o Không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em.
* Phụ nữ mang thai và cho con bú
o Chưa có những nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật không thể giúp tiên đoán chính xác ở người, vì thế chỉ sử dụng thuốc này cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết.
o Vì rất nhiều thuốc được bài tiết qua sữa mẹ và có nhiều nguy cơ xảy ra tác dụng phụ trên nhũ nhi do Rabeprazone cho nên cần quyết định ngưng sử dụng thuốc hoặc ngưng cho con bú tùy thuộc vào mức độ quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
* Sử dụng cho trẻ em: Tác dụng và mức độ an toàn của thuốc trên trẻ em chưa được xác định.
* Sử dụng cho người lớn tuổi: Không có sự khác biệt về mức độ an toàn và tính hữu hiệu giữa bệnh nhân lớn tuổi và người trẻ tuổi.
Liều lượng:
RABZIX nên được sử dụng trước bữa ăn.
* Điều trị viêm loét do trào ngược dạ dày-thực quản: Liều khuyến cáo cho người lớn: 20 mg Rabeprazole/ngày trong 4-8 tuần.
* Điều trị duy trì viêm loét do trào ngược dạ dày-thực quản: 20 Rabeprazole/ngày.
* Điều trị loét dạ dày, tá tràng đặc biệt là các trường hợp có sự hiện diện của H. pylori: Liều khuyến cáo cho người lớn là 20 mg Rabeprazole/ngày sau bữa ăn sáng trong 4 tuần. Hầu hết bệnh nhân đều đạt kết quả sau 4 tuần.
* Điều trị chứng tăng tiết bệnh lý, bao gồm hội chứng Zollinger-Ellison: Liều dùng khác nhau ở mỗi bệnh nhân.
o Liều khởi đầu khuyến cáo cho người lớn là 60mg/lần/ngày. Liều dùng nên được điều chỉnh tùy theo nhu cầu của mỗi bệnh nhân và dùng liên tục trong khoảng thời gian tùy theo yêu cầu điều trị. Liều dùng có thể lên đến 60 mg x 2 lần/ngày và 100mg/lần/ngày.
o Không cần điều chỉnh liều ở người lớn tuổi, bệnh nhân suy thận và bệnh nhân suy gan từ nhẹ đến trung bình. Ở bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình, tác động của Rabeprazone tăng và thải trừ giảm. Do chưa có đủ thông tin lâm sàng về Rabeprazole trên bệnh nhân suy thận nặng, cần thận trọng trên những đối tượng này.
* Nên uống nguyên viên nang RABZIX , không được nhai, nghiền hay cắt viên thuốc trước khi uống.
Cách sử dụng: Nên uống nguyên viên nang RABZIX , không được nhai, nghiền hay cắt viên thuốc trước khi uống.
Tác dụng phụ:
* Tác dụng phụ xảy ra ở mức độ từ nhẹ đến trung bình bao gồm khó chịu, tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rộp ở da, nhức đầu và chóng mặt.
* Bất thường trong các xét nghiệm (tăng men gan, LDH và ure máu) và tỷ lệ ngưng sử dụng thuốc xảy ra khi sử dụng Rabeprazole tương đương với các tác nhân so sánh khác.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc:
* Rabeprazole được chuyển hóa qua hệ thống enzyme chuyển hóa thuốc cytochrome P450 (CYP450) nhưng không có tương tác lâm sàng nào đáng kể với các thuốc khác chuyển hóa qua hệ thống CYP450 như warfarin, theophylline, diazepam và phenytoin.
* Rabeprazole cho tác động ức chế bài tiết acid dạ dày kéo dài, vì thế có thể xảy ra tương tác với những thuốc mà mức độ hấp thu lệ thuộc vào pH dạ dày như ketoconazole (giảm 33%). Vì thế bệnh nhân cần được theo dõi kỹ khi sử dụng chung Rabeprazole với các thuốc này.
* Sử dụng chung Rabeprazole và các thuốc kháng acid không làm thay đổi nồng độ Rabeprazole trong huyết tương.
Quá liều & điều trị:
Không có trường hợp quá liều Rabeprazole nào được báo cáo. Bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger-Ellison đã được điều trị với liều lên đến 120 mg/ lần/ngày. Không có chất đối kháng đặc hiệu. Rabeprazole gắn kết mạnh với protein huyết tương nên không thể thẩm phân. Trong trường hợp quá liều, nên điều trị nâng đỡ và triệu chứng.
Chú ý đề phòng:
* Để xa tầm tay trẻ em
* Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
* Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ
* Thuốc này chỉ dùng theo đơn của thầy thuốc
Bảo quản:
Bảo quản dưới 250C, tránh ánh sáng & ẩm.
Đóng gói:
10 viên/vỉ, 10 vỉ/hộp
Hạn sử dụng:
24 tháng kể từ ngày sản xuất
|
|