Danh mục sản phẩm
Số lượt truy cập
Số người online    :  38
Tổng số truy cập   :  903256
Quảng cáo
Sả cây
Giá: 15,000 VNĐ
Mã: SC
Hãng sản xuất: HẠNH NGUYÊN
Thông tin sản phẩm

 NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÂY SẢ

trần minh hiền orlando ngày 2 tháng 5 năm 2013
Trong các loại cây có 1 cây có nhiều công dụng, lợi ích đó là cây sả, chữa bệnh và giúp nấu ăn ngon . 
***
gia vi thuc pham
 
Tác dụng chữa bệnh của cây sả
Ở nhiều quốc gia, sả được dùng làm gia vị cho các món ăn không chỉ vì có mùi dễ chịu mà còn bởi nó có lợi cho số rối loạn sức khỏe và có tác dụng làm đẹp da.
Sản phẩm tự nhiên như nghệ, gừng… nếu ăn với lượng vừa phải thì sẽ rất hữu ích cho sức khỏe. Kể cả sả cũng vậy. Sả là một loại cây hương liệu được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan. Sả cũng thường được sử dụng như một thành phần trong các loại trà thảo dược và các hỗn hợp khác.
Ở nhiều quốc gia, sả được dùng làm một loại gia vị cho các món ăn không chỉ vì nó có mùi dễ chịu, thơm kích thích ăn uống mà còn bởi nó được chứng minh rằng có lợi đối với một số rối loạn sức khỏe.
- Ngăn ngừa ung thư: Một nghiên cứu cho thấy mỗi 100 gam sả chứa đến 24,205 microgram beta-carotene – những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Năm 2006, một nhóm nghiên cứu ở Đại học Ben Gurion (Israel) cho thấy trong cây sả có chất citral, một hợp chất chính có tác dụng “tiêu diệt” các tế bào chết trong các tế bào gây ung thư và giữ lại các tế bào bình thường. Cũng theo nghiên cứu này, nồng độ citra có trong sả cũng tương đương với trong một tách trà.
- Giúp tiêu hóa: Trà từ cây sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. Nó cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì nó có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi.
- Hiệu quả giải độc: Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng số lượng và tần suất đi tiểu. Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric.
- Lợi ích cho hệ thống thần kinh: Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay…
- Giảm huyết áp: Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.
- Giảm đau hiệu quả: Tinh chất sả có thể làm giảm tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bạn có đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác, hãy uống trà sả vì chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn.
- Hỗ trợ làn da: Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.
- Có lợi cho phụ nữ: Sả được chứng minh là có lợi cho phụ nữ vì nó giúp ích trong việc điều trị các vấn đề về kinh nguyệt và buồn nôn. Sả trộn với hạt tiêu có thể giúp chị em tránh được phần lớn của các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Cách tốt nhất để tiêu thụ sả chanh là thông qua trà – trà hương sả. Sả có thể được thêm vào các món ăn thịt như cá, gia cầm và thịt lợn bởi các lợi ích y tế của cây sả là không thể bỏ qua.
***
Chi Sả (danh pháp khoa học: Cymbopogon) là một chi chứa khoảng 55 loài trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu Thế giới. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm và cao. Tên gọi thông thường là sả.
Sả được sử dụng rộng rãi như là một loại cây thuốc và gia vị tại các nước châu Á (đặc biệt là của người Thái, người Lào, người Khmer và người Việt) cũng như tại khu vực Caribe. Nó có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống. Phần thân cây là khá cứng để có thể ăn, ngoại trừ phân thân non và mềm bên trong. Tuy nhiên, người ta có thể thái nhỏ và thêm vào trong các gia vị. Nó cũng có thể để thâm lại và bổ sung toàn bộ do nó tiết ra tinh dầu thơm từ các túi chứa dịch nước trong thân cây. Thành phần chính trong tinh dầu sả là citral (3,7-đimêtyl-2,6-octađienal)
Sả nói chung được dùng trong chè, súp và các món cà ri. Nó cũng rất thích hợp cho các món chế biến từ thịt gia cầm, cá và hải sản. Nó thường được sử dụng như một loại chè tại một số quốc gia châu Phi (ví dụ Togo).
Sả dịu (Cymbopogon flexuosus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar và Thái Lan trong khi sả chanh (Cymbopogon citratus) được cho là có nguồn gốc từ Malaysia. Hai có thể được sử dụng tương tự như nhau, tuy nhiên C. citratus phù hợp hơn khi dùng cho ẩm thực. Tại Ấn Độ, C. citratus được dùng cả trong y học và trong sản xuất nước hoa.
Sả Sri Lanka (Cymbopogon nardus) và sả Java (Cymbopogon winterianus) là tương tự như các loài trên, nhưng có thể mọc cao tới 2 m và có phần gốc cây màu đỏ. Các loài này được dùng để sản xuất tinh dầu sả, được dùng trong xà phòng, thuốc trừ muỗi trong các loại bình xịt diệt côn trùng hay nến cũng như trong điều trị bằng xoa bóp dầu thơm. Các thành phần cơ bản của tinh dầu sả, geraniol và citronellol, là các chất khử trùng, vì thế nó được dùng trong các chất tẩy uế và xà phòng dùng trong gia đình. Ngoài việc sản xuất tinh dầu sả, cả hai loài này cũng được dùng trong ẩm thực hay làm chè uống.
Sả hồng hay sả hoa hồng (Cymbopogon martinii) là một loài khác được sử dụng trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Nó là loài cỏ sống lâu năm mọc thành bụi cao tới 150 cm với các lá nhỏ và thân củ nhỏ hơn so với các loài trên. Các lá và hoa chứa tinh dầu có hương vị ngọt, được sử dụng trong sản xuất geraniol. Nó cũng được chưng cất thành tinh dầu palmarosa và được sử dụng trong điều trị bằng dầu thơm vì có tác dụng làm dịu để giảm bớt các căng thẳng thần kinh.
Một thứ của sả miền núi cao (chưa xác định được tên khoa học) gọi là juzai, được dùng trong ẩm thực của người Kyrgyz, Đông Can và Duy Ngô Nhĩ.