Lâm Hà ăn và uống
Ăn uống là nhu cầu sinh tồn của muôn loài sinh vật. Nhưng chỉ có con người - một loài động vật thượng đẳng mới xây dựng được nền văn hoá đa dạng, trong đó có văn hoá ăn uống.
Khi đi đến bất kỳ một thành phố nào hay một vùng quê, một đất nước nào chỉ cần nhìn vào cái ăn cái mặc cũng có thể đánh giá được về văn hóa. Và cũng thông qua ăn uống người ta có thể đánh giá được sự hiểu biết, ý thức xã hội, môi trường, giáo dục của mỗi con người. Hoặc còn nhìn thấy cả văn hóa trong kinh doanh của một số cửa hàng. Hay nói cách khác là sự ăn hướng thiện hay không hướng thiện cũng được thể hiện ở sự ăn và uống. Sự đi nhiều hiểu rộng hay không cũng được thể hiện ở đây mà không có gì che đậy được.
Ăn uống có văn hoá và văn hoá trong ăn uống là hai phạm trù có quan hệ chặt chẽ, đan xen với nhau. Cách chế biến món ăn để thưởng thức cái ngon, tạo đẹp mắt, nét đặc biệt còn gọi là bản sắc, chứ không phải chỉ lấy no, lấy đủ. Nhân dân ta xưa nay vốn coi trọng cả yếu tố tinh thần lẫn vật chất. Có một phong cách kết hợp cả hai yếu tố trên, đã được đúc kết lại một cách sinh động trong thực tiễn cũng như trong những trang văn, truyền từ đời này đến đời khác, làm giàu thêm văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là phong cách văn hóa ăn uống.
Lâm Hà quê tôi xưa với những đường đá mà mỗi lần xe chạy qua là bụi mù trời và đương nhiên các dịch vụ ăn uống thời bụi bặm đó người ta muốn hay không muốn thì cũng đã phải thích nghi. Nhưng do kiến thức về vệ sinh, chế biến an toàn thực phẩm thấp nên người ta có thể “điếc mà không sợ súng”. Chỉ khi nào cái ung thư, cái viêm dạ dày, cái viêm gan, cái đau đốt sống… đến người ta mới lại thắc mắc rằng “tại sao tôi bị bệnh?” “tại sao tôi làm việc, ngồi ăn trong những phòng kín mà bệnh vẫn đến với tôi?” Click để xem bài viết.
Xin thưa với bạn rằng tôi làm nghề chế biến thực phẩm thì chỉ biết nhìn sự việc theo góc nhìn bằng chuyên môn của mình: Uống rượu say “bét nhè” “quắc cần câu”... Thực phẩm nhiễm bẩn các tác nhân sinh học, như là thuốc bảo vệ thực vật, không được thực hiện đúng quy trình gián cách trong thu hoạc và sử dụng, thực phẩm ướp màu cấm sử dụng, thực phẩm nướng cháy xém, dầu ăn chiên cháy quá 1800c axit béo bắt đầu phân hủy thành các độc tố. Các món phi hành tỏi cháy do nấu nướng vụng về. khi ta ăn phải loại thực phẩm này cơ thể không thể loại thải được các độc tố mà chúng sẽ được tích lũy trong cơ thể chúng ta, đến một lúc nào đó có đủ liều lượng để gây bệnh thì chúng sẽ gây nên bệnh tật. Cũng theo thống kê 30% trên tổng số bệnh ung thư là kết quả thói quen ăn uống hàng ngày.
Hoặc lúc đó Chúa sẽ trả lời thêm cho bạn:
Tạo hóa ban tặng cho mỗi người một đôi mắt để được chiêm ngưỡng cái đẹp của tranh dân gian Đông hồ, tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh, hay cái đẹp của tranh Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn… Picasso. ValentinXêrop. Levitan…Nhìn tà áo dài hay những bộ kimono tuyệt đẹp…
Mỗi người có một đôi tai để hưởng thụ tiếng Piano của nghệ sỹ Đặng Thái Sơn, nghệ sỹ Lê Dung, Quang Thọ…hoặc cũng có thể nghe các ca sỹ hát nhạc “bình dân” hơn…
Và mỗi người có cái miệng để hưởng thụ sự tinh tế trong món ăn. ăn no mặc ấm chuyển dần ăn ngon mặc đẹp rồi đến ăn sang, sạch sẽ, mặc lạ ... không biết khi nào mốt mới sẽ lại tiến về thời xưa nhỉ? ăn lông ở lỗ, ăn thịt rừng..!!!
Chu Văn Tần